Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.


    Âm nhạc và các thể loại nhạc (phần 1)

    Fingerman
    Fingerman
    Members
    Members


    Tổng số bài gửi : 7
    Ranh tiếng : 0
    Join date : 30/12/2010
    Age : 32

    ADMIN Âm nhạc và các thể loại nhạc (phần 1)

    Bài gửi by Fingerman 31/12/2010, 14:46

    Âm nhạc

    Âm nhạc
    là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh (chất giọng) để diễn đạt tình cảm, xúc cảm của con người. Nó được chia ra hai thể loại chính: thanh nhạckhí nhạc.
    Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm.
    Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, gây cảm giác và sự liên tưởng.

    Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng. Môn ký âm là ghi âm thanh lại bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy và môn xướng âm là đọc lên những ký hiệu âm nhạc (đã được ký âm) đúng cao độtrường độ của chúng. Có các ký hiệu âm nhạc và khoá nhạc
    dùng để quy định cao độ, trường độ, cường độ cho bản nhạc. Có nhiều
    khoá nhạc khác nhau nhưng khoá sol là phổ biến nhất. Đôi khi cần thiết,
    người ta thường "dịch" một bản nhạc của ngôn ngữ khoá sol sang những
    khoá nhạc khác và ngược lại.

    Tác dụng của âm nhạc


    Âm nhạc có ảnh hưởng đến đời sống con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não.
    Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của
    chúng. Trong chiến tranh, âm nhạc được cho là sức mạnh tinh thần cho
    đồng đội: "tiếng hát át tiếng bom". Chỉ trong giây lát, âm nhạc có thể
    làm cho con người chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, ví
    dụ như vui, buồn, phấn chấn... Chính vì lý do này mà có một số thể loại
    nhạc trước đây đã bị cấm lưu hành vì lý do "làm chùn bước chiến sĩ".
    Người ta cũng cho rằng âm nhạc làm dịu tâm thần. Một liệu pháp chữa bệnh
    được áp dụng kết hợp cho các bệnh nhân tầm thần là dùng âm nhạc làm giảm các cơn phấn khích, đưa người bệnh vào trạng thái buồn ngủ.
    Trước đây, nhất là trong thời đại La Mã, các chiến binh trước khi ra trận thường được nghe các khúc nhạc mạnh mẽ mang tích chất cổ vũ, khích lệ để họ lấy được tinh thần chiến đấu dũng cảm. Khi giao tranh, để cổ vũ cho tinh thần binh sỹ người ta cũng thường đánh trống, khua chiêng một cách dồn dập để các chiến binh xông lên.
    Giai đoạn cuối của các cuộc giao tranh giữa HánSở, Trương Lương
    là một nhà chính trị, tư tưởng kiệt xuất thời đó cũng đã dùng tiêu để
    thổi một khúc nhạc dưới ánh trăng bạc, khiến hàng vạn quân Sở do Hạng Vũ chỉ huy bỏ trốn và đầu hàng Hàn Tín làm quân của hai bên không bị đổ máu quá nhiều.
    Các thể loại nhạc
    I. Nhạc cổ điển
    Âm nhạc cổ điển là một thuật ngữ mang một nghĩa rộng và có vẻ
    không chuẩn xác để chỉ thể loại âm nhạc "bác học" được sáng tác và bắt
    nguồn từ truyền thống âm nhạc nghệ thuật châu Âu, đặc biệt là giai đoạn từ 1000 đến 1900. Một thời kỳ lịch sử âm nhạc từ 1550 đến 1825 của giai đoạn này được gọi là thời kỳ âm nhạc thịnh hành.
    Các tác phẩm âm nhạc cổ điển được phân chia theo các giai đoạn chính sau:

    • Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi thể loại Thánh ca (Chant), còn gọi là đồng ca nhà thờ hay Thánh ca Gregory.
    • Phục hưng: khoảng từ 1450-1600, đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu.
    • Baroque: khoảng 1600-1760, đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn.
    • Cổ điển: khoảng 1730-1820, là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách.
    • Lãng mạn, 1815-1910:
      là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ
      quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời.
    • Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện Đại và Hậu Hiện Đại.
    • âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ 21.
    • Tiếp đầu ngữ tân
      thường được dùng để chỉ âm nhạc thế kỷ 20 hay đương đại được soạn theo
      phong cách của các giai đoạn trước đây, như cổ điển, lãng mạn, v.v. Ví
      dụ như tác phẩm Classical Symphony của Prokofiev được coi là một tác phẩm "Tân Cổ Điển"

    Nhạc cụ diễn tấu


    Trong nhạc cổ điển, số lượng và chủng loại nhạc cụ dể diễn tấu thường
    có số lượng lớn và rất phong phú. Sự phân chia chủ yế dựa vào cấu tạo
    như sau:

    • Bộ gỗ
    • Bộ phím
    • Bộ dây
    • Bộ đồng
    • Bộ gõ
    • Giọng

    Một số nhạc cụ độc tấu thông dụng


    Các thuật ngữ tiếng Ý trong âm nhạc
    Kỹ thuật
    Thuật ngữ tiếng ÝDịch sátĐịnh nghĩa
    Coloraturamàu sắcMột sự hoa mỹ cầu kỳ của một đoạn hát
    Altissimorất caoRất cao
    Arpeggiotựa như harpMột hợp âm với những nốt được chơi liên tiếp, thay vì cùng một lúc
    Acciaccaturanghiến đạpMột nốt chấm dứt thật nhanh
    AppoggiaturanghiêngẤn âm, nốt đi trước nhấn và buông vào nốt đi sau và lấy vào giá trị thời gian của nốt đi sau.
    Bocca chiusamiệng ngậmNgâm không lời trong cổ họng
    ChiusođóngKèn phải được che bằng tay
    Col legnodùng gỗPhải được gõ bằng sống cây vĩ thay vì kéo vĩ bình thường
    PizzicatogẩyPhải được gẩy bằng tay thay vì kéo vĩ bình thường
    Col arcodùng dâyBãi bỏ col legno hay pizzicato, dùng vĩ kéo bình thường trở lại
    Basso continuobass liên tụcPhải đệm bass liên tục hoặc bè trầm kéo dài làm táhnh âm nền
    CoperticheTrống phải được che bằng vải (để giảm độ vang)
    Una cordamột sợiDùng pedal cho piano (dể dời dàn búa gõ sao cho chỉ đánh vào một sợi dây đàn)
    Due cordehai sợiDùng pedal cho piano. Xem piano.
    Tre corde hay tutte le cordeba sợi hay tất cả sợiBãi bỏ una corda (bỏ chân ra khỏi pedal dời để dàn búa gõ đủ ba dây ở những mỗi nốt cao của piano)
    Tuttitất cảTất cả các nhạc cụ cùng một lúc
    Scordaturalàm cho không ăn khớpSo lại dây cho violon hay ghita
    Độ nhanh
    Thuật ngữ tiếng ÝDịch sátĐịnh nghĩa
    Tempothời gianTốc độ của một đoạn nhạc
    LargorộngChậm và trang nghiêm
    Larghettohơi rộngNhanh hơn largo
    LentochậmChậm
    Adagissimorất chậmRất chậm
    Grave
    Nghiêm trang
    Adagioad agio, thoải máiThong thả
    Adagiettoadagio nhỏNhanh hơn adagio; hoặc để chỉ tác phẩm adagio ngắn
    Andanteđang điThư thái, không vội
    Adantino
    Gần như thư thái
    Sostenuto
    Kiềm lại, hãm lại
    Comodothoải máiTheo tốc độ vừa phải
    Moderetovừa phảiTheo tốc độ vừa phải, nhanh hơn comodo
    Allegrettohơi vui tươiHơi chậm hơn allegro
    Allegrovui tươi, sống độngTương đối nhanh
    Vivo
    Sôi nổi
    Vivace
    Sôi nổi, sống động
    Vivacissimo
    Rất sôi nổi, rất sống động
    Veloce
    Mau, nhanh
    PrestomauRất nhanh
    Prestissimorất mauRất rất nhanh
    Accelerandođang tăng tốcĐang tăng tốc
    Affrettandođang vộiĐang tăng tốc
    Accompagnatocó đi kèmĐệm theo một ca sỹ độc tấu, người này có thể tăng hay giảm tốc tùy thích
    Ad libitium hay
    ad lib
    tuỳ ý thíchTuỳ theo ý thích của diễn viên
    Rallentando
    Chậm dần
    Ritardando
    Chậm lại
    Ritenuto
    Kìm lại
    Stringendo
    Siết chặt
    A Placere
    Tùy ý
    Poco a poco
    Dần dần
    Meno presto
    Bớt nhanh
    Piu Mosso
    Nhanh hơn
    Tempo primo
    Quay lại tốc độ đầu
    A Tempo
    Trở lại tốc độ cũ
    Tempo i Marcia
    Nhịp hành khúc
    Giọng
    Thuật ngữ tiếng ÝDịch sátĐịnh nghĩa
    SopranotrênGiọng cao nhất; giọng nữ cao
    Mezzo-sopranosoprano trungGiọng giữa sopranoalto
    AltocaoGiọng cao thứ nhì; giọng nữ trầm hay giọng nam cao
    Contraltongược lại caoGiọng alto, đặc biệt giọng alto nữ
    Bassothấphay bass, giọng thấp nhất
    Basso profondothấp và sâuGiọng cực trầm
    CastratothiếnMột ca sỹ nam bị thiến để hát giọng soprano.
    (Bây giờ do nữ ca sỹ, hoặc nam ca sỹ countertenor cổ truyền, hoặc sopranista hát)
    Thể nhạc
    Thuật ngữ tiếng ÝDịch sátĐịnh nghĩa
    A cappella*như trong nhà thờ nhỏHát không có nhạc cụ đi kèm
    Ariakhông khíBài hát có kèm nhạc cụ, đặc biệt trong một opera
    Ariettakhông khí nhỏMột bài aria ngắn
    Ballabilenhảy đượcMột bài hát theo nhịp nhảy
    Battagliatrận đánhMột khúc nhạc gợi không khí một trận đánh
    Bergamascatừ BergamoMột điệu nhảy của dân vùng Bergamo
    Burlettamột trò đùa nhỏMột vở opera khôi hài nhẹ
    Cadenzađang rơiMột đoạn độc tấu hào nhoáng ở cuối phần trình diễn
    Capricciođồng bóngMột khúc nhạc sôi nổi
    CodađuôiPhần cuối mỗi đoạn
    Concertosự hoà hợpMột tác phẩm âm nhạc viết cho nhạc cụ độc tấu có dàn nhạc đi kèm
    Concertinosự hoà hợp nhỏMột bản concerto ngắn; nhạc cụ độc tấu trong một bản concerto
    Concerto grossosự hoà hợp lớnMột thể Barốc của concerto, với một nhóm các nhạc cụ độc tấu
    Librettoquyển sách nhỏMột tác phẩm ghi lời một vở opera hay nhạc
    Operatác phẩmMột vở kịch có hát và nhạc cụ biểu diễn
    Opera buffaopera khôi hàiMột vở opera khôi hài
    Opera seriaopera nghiêm túcMột vở opera với chủ đề nghiêm túc, thường là cổ điển
    Sonatakêu vangMột nhạc phẩm ở thể sônát cho một hay hai nhạc cụ
    Intermezzo

    Fingerman
    Fingerman
    Members
    Members


    Tổng số bài gửi : 7
    Ranh tiếng : 0
    Join date : 30/12/2010
    Age : 32

    ADMIN Re: Âm nhạc và các thể loại nhạc (phần 1)

    Bài gửi by Fingerman 1/1/2011, 11:24

    Nhạc Jazz
    Jazz
    là một thể loại nhạc có nguồn từ Hoa Kỳ. Dòng nhạc Jazz là sự pha trộn của nhạc blues và hòa âm trong nhạc cổ điển, sự trộn lẫn phức tạp trong tiết tấu của âm nhạc châu Phi và giai điệu theo lối hát ứng tác trong âm nhạc của người Ấn Độ. Những đặc điểm này được nhận thấy trong kiểu cách chơi nhạc Jazz của những nghệ sĩ người Mỹ. Dòng nhạc Jazz đã phát triển từ loại nhạc vui nhộn và nhạc blues trong thời gian đầu của thế kỷ 20, và tiếp tục phát triển với những huyền thoại như: Duke Ellington, Miles Davis, Herbie Hancock..., và phát triển lớn mạnh cùng với các thể loại nhạc khác như nhạc cổ điển, nhạc Rock, hip-hop... Các nghệ sĩ và ban nhạc nổi tiếng: Louis Armstrong, Miles Davis, John Coltrane...

    Nhạc đồng quê

    Nhạc đồng quê là một thể loại nhạc phổ biến ở Mỹ và Canada. Nguồn gốc của nhạc đồng quê hiện nay là nhạc dân ca truyền thống của người da trắng, nhạc của người Celt, nhạc blues, nhạc phúc âm và nhiều nhạc cổ khác. Nó phát triển nhanh từ giai đoạn thập niên 1920[1].

    Nhạc đồng quê đã sản sinh ra hai ca sĩ hát solo thành công. Elvis Presley, “The Hillbilly Cat” (Hillbilly là tên gọi trước của nhạc đồng quê) thường hay hát trong chương trình radio Louisiana Hayride[2], và ông đã tạo ra dòng nhạc rock 'n roll từ đây. Garth Brooks là một trong những nghệ sĩ nhạc đồng quê thành công nhất, trừ một giai đoạn ngắn ông hát một thể loại nhạc không đồng quê thập niên 90, ông đã hát thể loại này suốt sự nghiệp.

    * Nhac cụ: Guitar, Guitar Hawaii, Dobro, Harmonica, Bass, Trống, Mandolin, Banjo, Vĩ cầm...
    * Thể loại con: Bluegrass, Close Harmony, Country Folk, Honky Tonk, Jug Band, neotraditional Country, Outlaw Country, Texas Country...
    * Thể loại liên quan: Alternative Country, Country Rock, Country Rap, Country Pop...
    Những tên tuổi lớn gắn liền với dòng nhạc này

    * Jimmie Rodgers được xem là ông tổ của dòng nhạc này với gia đình Caters là những người tiên phong đặt nền móng vào khoảng năm 1927.
    * Vernon Dalhart là ngôi sao lớn đầu tiên của dòng nhạc và cũng là người phổ biến dòng nhạc ra bên ngoài vào cuối những năm 1920.
    * Gene Autry là người tạo ra sức ảnh hưởng của dòng nhạc với bên ngoài vào những năm 1930.
    * Bod Wills là người tạo ra trường phái riêng cho dòng nhạc vào những năm 1930.
    * Patsy Montana là ngôi sao nữ đầu tiên của dòng nhạc vào những năm 1930.
    * Roy Acuff và Ernest Tubb đã thành lập ban nhạc chơi đàn dây đầu tiên của dòng nhạc vào những năm 1930.
    * Bill Monroe là cha đẻ của loại nhạc Bluegrass vào những năm 1940.
    * Lester Flatt là nghệ sĩ chơi đàn Banjo Earl Scruggs vào những năm 1940.
    * Hank Williams là người trình diễn theo dạng Honky-tonk từ sau 1945.
    * Jim Reeves là ca sĩ tiên phong hát theo phong cách Nashville vào những năm 1950.
    * Gram Parsons là người khởi xướng Country rock vào cuối những năm 1960.
    * Những tên tuổi khác: Johnny Cash, Kenny Rogers, Dolly Parton, Marty Robbins, Nat King Cole, Patsy Cline
    Nghe nhạc

    Khi nghe nhạc đồng quê, ta có thể mường tượng đến những cảnh như "ngồi ở bờ ruộng trong bóng râm mát với một không gian lặng tĩnh với một chút tiếng gió nhẹ mà xa xa kết hợp với tiếng xộc soạt của những cây lúa" hoặc là "ở bãi biển ta ngồi dưới bóng mát của tán lá dừa với một chút nắng rọi soi xuống và hãy lắng nghe những tiếng rì rào được sinh ra bởi tiếng sóng biển kết hợp với tiếng gió làm cho những tán lá dừa đu dưa và vang lên những âm thanh xào xạc" và hơn nữa là "ở những vùng cao nguyên đất rộng bằng phẳng với ánh nắng mặt trời chiếu rọi thỉnh thoảng có những cơn gió thổi qua, bạn đang ở trên lưng một chú ngựa và đang đội một mũ tai bèo bỗng nhiên bạn huýt sáo một cách hồn nhiên". Nhạc đồng quê là dòng nhạc đặc trưng của Bắc Mỹ nhưng ở một gốc độ nào đó nó có thể rất phù hợp với đất nước, con người Việt Nam.

    Khi nghe nhạc đồng quê ta thường nghe dưới dạng nhạc hoà tấu. Đối với nhạc Việt ta cũng có một số bài có giai điệu gần giống tương tự như nhạc đồng quê như Dấu chân địa đàng của Trịnh Công Sơn hoặc là Gót phiêu du của Thanh Sơn

      Hôm nay: 19/5/2024, 17:15